Chiều cao và những điều kì diệu của bóng chuyền châu Á

Thứ sáu, 08/09/2017 23:57 PM (GMT+7)
A A+

Thể Thao 247 - Chiều cao không phải là yêu cầu tiên quyết để chơi bóng chuyền. Nhưng nếu bạn có chiều cao, đó là một lợi thế không hề nhỏ. Bạn có thể có sức bật tốt. Nhưng bạn sẽ khó có thể đảm bảo thể lực trong suốt trận đấu. Và khi bạn đã mệt, gặp 1 hàng chắn cao kều, mọi thứ sẽ thật tệ…Nói như vậy để thấy, có được 1 chiều cao tốt luôn nắm được rất nhiều lợi thế trên sân bóng chuyền.

Chả như vậy mà khi tuyển các VĐV trẻ bây giờ, các CLB đều yêu cầu rất nhiều ở chiều cao. Chẳng thế thì mới có chuyện 1 VĐV tấn công chất lượng của 1 nền bóng chuyền hàng đầu qua Việt Nam thử việc từng bị từ chối vì chiều cao chưa được 1m7. Hay bạn sẽ rất hay gặp các mẫu câu kiểu này trên truyền hình “ Đội ABC vừa mới xuất hiện vận động viên DEF chơi ở vị trí MNP, mới có XYZ tuổi mà đã có chiều cao lên đến XXX ”.

Nhìn vào làng bóng chuyền nữ thế giới hiện tại, 12 cái tên hàng đầu tham dự WGP 2015, họ đều có chiều cao rất tốt…trừ 2 cái tên là Nhật Bản và Thái Lan – 2 nền bóng chuyền của châu Á. Người châu Á vốn bị coi là “ thấp bé nhẹ cân ” vậy nên điều này cũng là dễ hiểu. Nhưng nói như vậy cũng chưa hẳn đúng khi nhìn sang Trung Quốc với chiều cao 1m86 nằm trong top 2 của Giải. Vấn đề ở đây không phải là Thái hay Nhật không kiếm được nổi 1 đội bóng chuyền có chiều cao khủng, mà là cách họ đã dùng chiến thuật và tinh thần thi đấu để đánh bật lại sự khiêm tốn về chiều cao.

Nhật Bản là 1 trong những đội tuyển tiên phong cho lối đánh bóng tầm thấp ở tốc độ cao với rất nhiều pha đập bóng bạt chắn. Những pha chạy chiến thuật ở tốc độ cao của các mũi phụ công. Lối đánh bóng xa lưới khiến cho đối thủ rất khó bám chắn. Và hơn nữa là khả năng phòng thủ hàng sau tuyệt vời, hết sức kiên cường. Đấy là lí do vì sao, Nhật luôn là đội bóng vô cùng khó chịu với các đối thủ. Tuy nhiên, chiều cao khủng vì vẫn có cái lợi của nó, gặp những đội tuyển có sức tấn công tốt đi liền với chiều cao, hàng chắn của Nhật rất khó để thi đấu hiệu quả trong suốt trận đấu. Những pha tấn công gặp hàng chắn và giằng cho nhiều tình huống sẽ làm các cầu thủ bị mất sức, điều đó lí giải vì sao Nhật khó chơi sòng phẳng trong cả trận hay thậm chí là cả 1 hiệp với các đội bóng hàng đầu như Mỹ, Braxin, Trung Quốc…

Và 1 đất nước đang áp dụng rất thành công lối đánh này là Thái Lan. Các thông số của đội tuyển Thái Lan khá tương đồng với Nhật Bản. Công bằng mà nói, nỗ lực của những cô gái Thái Lan thậm chí còn lớn hơn vì họ là 1 nền bóng chuyền mới phát triển lên tầm cao được hơn chục năm nay. Thái Lan có 1 cây chuyền 2 có thể nói là hàng đầu thế giới bây giờ, phần nào làm người ta nhớ đến hình ảnh của huyền thoại Hero Takeshita ngày nào, Thái Lan có 1 đội hình thi đấu nhiệt tình, lăn xả với khả năng phòng thủ không kém gì Nhật Bản. Họ có 1 bộ khung thi đấu với nhau đã quá nhiều năm và vô cùng ăn ý. Và hơn thế, tinh thần thi đấu và tinh thần đoàn kết của họ luôn là rất cao.

Trung tâm lối chơi của 2 đội tuyển này, vị trí chuyền hai là vô cùng quan trọng. Không phải có phải vì như vậy mà Thái hay Nhật luôn có những chuyền hai vô cùng xuất sắc với chiều cao không quá tốt nếu không muốn nói là tí hon. Với Nhật là Takeshita hay với Thái là Nootsara hay tương lai là Pornpun.Và dĩ nhiên đứng sau thành công đó, không thể bỏ qua dấu ấn của HLV mà cái tên Kiatipong từ lâu với người hâm mộ bóng chuyền Thái Lan đã trở thành biểu tượng.

Đó thật sự là những điều kì diệu trong làng bóng chuyền.

Author Thethaophui.net /
Xem thêm