(Thethaophui.net) – Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang đối diện với các ông bầu của đội bóng đòi bỏ giải ngày một nhiều. Thế nên, để giải quyết dứt điểm tình trạng này VFF và VPF nên học theo quy chế của bóng đá Malaysia.
Nội dung chính
Chủ tịch CLB Hải Phòng (bìa trái) đòi bỏ giải
Trong 2 năm trở lại đây, Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang đối diện với nạn bỏ giải. Mùa giải năm 2013, CLB XMXT Sài Gòn đã bỏ giải giữa chừng khi cho rằng BTC cố tình xử ép. Sau đó là CLB K.Kiên Giang cũng đòi bỏ giải khi BTC vẫn xét đội xuống hạng khi XMXT.SG đã bỏ giải. Tuy không xuống hạng nhưng Kiên Giang cũng đã giải tán sau khi mùa bóng 2013 kết thúc.
Bước sang mùa giải 2014, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) cùng với VFF đã quyết tâm làm trong sạch bóng đá Việt Nam và đã có những quy chế để xử phạt những đội bỏ giải giữa chừng. Tuy nhiên, khi V-League 2014 chưa hết giai đoạn lượt đi thì CLB V.Ninh Bình đã có công văn xin bỏ giải vì các cầu thủ dính vào tiêu cực cá độ. Sau đó, HV.An Giang là đội đứng cưới BXH cũng lên tiếng dọa bỏ giải khi BTC giải vẫn giữ xuất xuống hạng. Gần đây nhất là CLB Hải Phòng đã tuyên bố sẽ nghỉ chơi V-League nếu như BTC không đòi lại sự công bằng về các án phạt của các cầu thủ của đội bóng đất Cảng.
Video bàn thắng: Chủ tịch CLB Hải Phòng bức xúc đòi bỏ giải
Như vậy, tình trạng các ông bầu, ông chủ dọa bỏ giải đã diễn ra ngày một nhiều ở V-League. Tuy nhiên, nếu so sánh sang các nước trong khu vực thì Việt Nam mới đang giống với Malaysia 15 năm trước đây. Những năm 1999-2000, bóng đá Malaysia cũng mở cửa để các doanh nghiệp nhảy vào. Họ nhảy vào như một sự ban ơn cho một nền bóng đá đang xuống dốc. Thế là rất nhiều doanh nghiệp không am hiểu bóng đá, cứ sinh sự là đòi bỏ giải.
Sau đó, để xử lý triệt để vấn nạ bỏ giải, LĐBĐ Malaysia (FAM) đã đưa ra quy chế nếu thành viên lãnh đạo các CLB không chấp nhận án phạt của Ban kỷ luật mà đòi bỏ giải sẽ bị phạt 100.000 USD. Ba năm thực hiện đã có hai CLB nhà nghề của Malaysia đòi bỏi giải và phải nộp phạt. Sau đó LĐBĐ Malaysia tiếp tục “siết chặt” luật phạt bằng việc nộp phạt xong rồi cấm đội bóng đó thi đấu vĩnh viễn các giải đấu trong nước.
Từ lúc LĐBĐ Malaysia ra quy chế xử phạt nghiêm khắc đến nay đã không còn hiện tượng bỏ giải hoặc dạo bỏ giải. Luật trừng phạt trên đến bây giờ vẫn còn nguyên tính hiệu quả. Chính vì vậy, bóng đá Việt Nam cũng nên có những quy chế và chế tài xử phạt thật nghiêm những đội bóng bỏ giải hoặc dọa bỏ giải để làm cho nền bóng đá trở nên phát triển, trở nên chuyên nghiệp hơn.