Quảng cáo

Những bài học cho U19 Việt Nam sau giải châu Á 2014

Minh Hùng Minh Hùng
Thứ ba, 14/10/2014 09:36 AM (GMT+7)
A A+

(Thethaophui.net) - U19 Việt Nam đã chính thức chia tay giải châu Á 2014, thế nhưng thầy trò Guillaume Graechen sẽ về nước với tư thế ngẩng cao đầu. Bên cạnh những thành công đạt được, chúng ta cần phải đúc kết bài học trong thời gian thi đấu ở Myanmar.

 

Video clip bàn thắng: U19 Việt Nam - U19 Trung Quốc (U19 châu Á 2014)

Tấn công tốt nhưng dứt điểm kém

Dưới sự dẫn dắt của HLV Graechen, U19 Việt Nam đã đa dạng hoặc các phương án tấn công và nó được thể hiện rõ nhất trong các trận đấu với U19 Nhật Bản hay U19 Trung Quốc. Ngoài những đợt tấn công trực diện thì Công Phượng, Văn Toàn cũng đưa ra những đường chuyền thông minh cho đồng đội bứt tốc đột nhập vòng cấm địa đối phương.

Ngoài những đường bóng thông minh, U19 Việt Nam thường xuyên chuyền dài vượt tuyến và nó đã không ít lần khiến U19 Trung Quốc, U19 Hàn Quốc và cả U19 Nhật Bản rơi vào thế nguy hiểm.

Tuy nhiên, dù có được những tình huống tấn công sắc nét nhưng các cầu thủ U19 Việt Nam không tận dụng tốt để chuyển hóa thành bàn thắng. Trong trận hòa Trung Quốc, nếu những Văn Toàn, Thành Tùng hay Công Phượng... dứt điểm tốt hơn thì chúng ta chắc chắn sẽ có nhiều hơn 2 bàn thắng.

U19 Việt Nam, u19 việt nam chia tay giải châu Á 2014, Guillaume Graechen, Myanmar, video clip bàn thắng u19 việt nam, video clip bàn thắng giải châu Á, bài học cho u19 việt nam, tin tức u19 việt nam

U19 Việt Nam còn nhiều điều cần khắc phục

Lỗ hổng hai bên cánh

HLV Guillaume Graechen rất quan tâm tới khâu phòng ngự của tuyển U19 Việt Nam tại giải châu Á 2014, đây có thể coi là điểm yếu lớn nhất của chúng ta và đặc biệt là ở hai bên cánh nơi Văn Sơn và Hồng Duy trấn giữ. Dù họ có khả năng hỗ trợ tấn công tốt, tuy nhiên sự hạn chế về tốc độ khiến cả hai thường xuyên bỏ vị trí và điều này khiến các trung vệ buộc phải bó cánh dẫn tới việc U19 Việt Nam dễ bị vỡ trận.

Không chỉ Văn Sơn và Hồng Duy, nhiều cầu thủ khác ở hàng phòng ngự thường xuyên mắc những sai lầm không đáng có và nó bắt nguồn từ việc lạm dụng kỹ thuật cá nhân.

Thể lực hạn chế

Đây là điều không thể phủ nhận bởi từ trước tới nay thể lực và thể hình của chúng ta không được đánh giá cao. U19 Việt Nam thường thi đấu tốt và mạnh mẽ trong hiệp 1, thế nhưng bắt đầu hiệp 2 họ đã có dấu hiệu xuống sức. Kể từ nửa cuối hiệp 2 trong các trận đấu với U19 Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc chúng ta thường xuyên thất bại trong các tình huống chạy đua tốc độ và tranh chấp tay đôi. Hầu hết các bàn thua của U19 Việt Nam tại giải châu Á đều đến từ những phút cuối của trận đấu, trước Nhật Bản và Trung Quốc chúng ta đều thất bại đáng tiếc trong những phút bù giờ.

Áp lực

Dù thầy trò HLV Guillaume Graechen luôn khẳng định rằng ra sân với tâm lý tốt nhất, thế nhưng các cầu thủ phần nào vẫn phải chịu áp lực trong những trận cầu lớn. Nó có thể xuất phát từ sự kỳ vọng của NHM hay BLĐ đội tuyển, minh chứng được thể hiện rõ trong pha xử lý của Công Phượng ở phút thứ 83 trước U19 Trung Quốc. Trong tình huống này, nếu Công Phượng dứt điểm thay vì chuyền cho đồng đội thì có lẽ một bàn thắng nữa đã đến với U19 Việt Nam. Theo HLV Nguyễn Thành Vinh, sở dĩ Công Phượng xử lý như vậy là bởi ảnh hưởng từ những nhận xét của ban huấn luyện cho rằng em phải chơi đồng đội hơn.

Guillaume Graechenm VCK giải U19 châu Á U19 Nhật Bản
Xem thêm