Quảng cáo

Anh em nhà Văn Sỹ: Những gã khổng lồ trong hình hài bé nhỏ

Nguyễn Nam Nguyễn Nam
Thứ hai, 13/03/2017 19:00 PM (GMT+7)
A A+

Thể Thao 247 - Nhà Văn Sỹ có 6 anh em thì 5 người đều đá bóng và đã thành danh, đấy là chưa kể đến ông Văn Sỹ Chi, người đã ghi tới 65 bàn trong một mùa bóng, kỷ lục mà từ trước đến nay chưa có ai phá được.

Sau hai ngoại binh là Leandro và Nguyễn Rogerio, Thethaophui.net xin gửi tới quý độc giả bài viết thứ ba về gia đình nhà Văn Sỹ, những người đã có rất nhiều đóng góp cho bóng đá nước nhà.

Player Loading...

Nguồn: QPVN

Khi cả gia đình theo nghiệp bóng

Để có được những Văn Sỹ Hùng, Văn Sỹ Sơn hay Văn Sỹ Thủy từng làm điên đảo sân cỏ cả nước, chúng ta phải nhắc tới ông Văn Sỹ Chi trước tiên.

Ông Văn Sỹ Chi sinh năm 1934 ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, một vùng đất nổi tiếng với truyền thông yêu bóng đá. Năm 24 tuổi, ông là lính thuộc Sư đoàn 335 đóng quân tại Mộc Châu. Tại đây, chàng trai này đã được tuyển vào đội QK Tây Bắc, tài năng bấy giờ mới có đất dụng võ.

Năm 1959 ghi nhận dấu ấn rất lớn trong sự nghiệp của cái tên Văn Sỹ Chi. Sau giải bóng đá vô địch toàn quân, những cầu thủ xuất sắc được rút về Thể Công, trong đó có ông Chi.

Bước sang tuổi 25, cái tên Văn Sỹ Chi đã khiến rất nhiều người phải nể phục và mến mộ. Khoác trên mình chiếc áo số 10 của Thể Công, Văn Sỹ Chi đã ghi tới 4/5 bàn thắng ở trận đầu tiên gặp Tổng cục Bưu điện năm 1960. Ông là tiền đạo được đánh giá có sự nhạy bén và cảm giác ghi bàn rất cao. Người có thể làm bàn ở mọi cự ly, mọi góc độ và mọi đường tiếp xúc bóng.

Đến năm 1961, Thể Công tập huấn ở Đức và Văn Sỹ Chi là người ghi hầu hết trong tổng số 18 bàn mà đội ghi được.

Đáng nhớ nhất có lẽ là chiến thắng trước Bát Nhất trên đất Trung Quốc (đội bóng rất mạnh của Trung Quốc). Một cú sốc lớn đã xảy ra khi Thể Công giành thắng lợi 1-0, bàn thắng được ghi từ cự ly chừng 40m sau cú sút rất đẹp mắt của Văn Sỹ Chi.

Văn Sỹ Hùng, Văn Sỹ Sơn, Văn Sỹ Thủy, SLNA, Vleague

Lần trước đá ở Trung Quốc đã giành chiến thắng, lần này Bát Nhất sang Việt Nam đá giao hữu trên sân Hàng Đẫy. Một lần nữa Văn Sỹ Chi lại có bàn thắng rất đẹp sau cú đột phá rồi ghi bàn mở tỉ số. Trận này kết thúc với tỉ số 1-1, đội bạn vẫn không thể đòi được nợ trước Thể Công.

Đến năm 1962, Văn Sỹ Chi đã tạo nên một kỷ lục mà cho đến nay chưa có ai làm được, đó là ghi 65 bàn thắng trong một mùa. Năm 1963, ông cùng đội bóng đá Việt Nam DCCH tham dự giải bóng đá GANEFFO châu Á tại Indonesia. Trong trận đấu cuối cùng gặp Campuchia, đội ta buộc phải thắng mới đi tiếp. Đến phút 88 hai đội vẫn hòa 2-2 và tới phút 89, Văn Sỹ Chi lại làm nức lòng người hâm mộ với cú sút vô lê làm tung nóc lưới đội bạn. Một bàn thắng mà sau đó ông được báo chí Indonesia và Trung Quốc ca tụng hết lời.

Sự nghiệp của ông Văn Sỹ Chi nổi bật là thế và đến năm 1964, ông về Nghệ An cưới  bà Nguyễn Thị Việt rồi sau đó sinh ra 6 người con, trong đó có 5 trai và 1 gái. Sau này, họ đều trở thành những tuyển thủ thi đấu rất hay, đặc biệt là ba anh em Văn Sỹ Hùng, Văn Sỹ Sơn và Văn Sỹ Thủy.

Những gã khổng lồ trong hình hài bé nhỏ

16 tuổi được gửi ra Hà Nội, chàng trai chỉ cao 1m62 Văn Sỹ Hùng khoác áo đội Phòng không Không quân. Sau một thời gian thi đấu, anh chuyển về chơi cho đội Công An Thanh Hóa. Đỉnh cao ban đầu trong sự nghiệp của anh chính là việc giúp đội bóng này lên hạng A1 năm 1992.

Văn Sỹ Hùng, Văn Sỹ Sơn, Văn Sỹ Thủy, SLNA, Vleague

Thời kỳ hoàng kim nhất của Văn Sỹ Hùng là trong màu áo của Sông Lam Nghệ An. Tại đây anh đã giành 2 chức vô địch quốc gia trong các năm 2000 và 2001 và giúp đội bóng xứ Nghệ trở thành một thế lực của bóng đá Việt Nam.

Văn Sỹ Hùng lừng danh không chỉ của Sông Lam mà còn lừng danh 6 lần khoác áo tuyển thủ quốc gia, 7 lần gãy chân vẫn theo đuổi nghiệp bóng đá. Lần gãy chân cuối cùng phải đóng 7 đinh, trở về vẫn đầu quân cho HAGL rồi vô địch năm 2003 và 2004, giành 3 cúp QG và 4 siêu cúp trong sự nghiệp.

Người ta nhớ đến Văn Sỹ Hùng bởi cầu thủ tuy nhỏ thó nhưng có lối chơi đầy kỹ thuật, tinh quái và không kém phần tốc độ. Anh cũng là người đã có rất nhiều đóng góp cho ĐTQG với tấm HCĐ Tiger Cup 96, HCĐ SEA Games 97, HCB Tiger Cup 98, HCB SEA Games 99...

Một cầu thủ mà những danh thủ như Hồng Sơn, Hữu Thắng, Đức Thắng đều dành những mỹ từ cho anh. Tiền đạo nhỏ con nhưng thoắt ẩn thoắt hiện và ghi bàn bất cứ lúc nào. Năm 2004, Văn Sỹ Hùng giải nghệ.

Văn Sỹ Sơn, Văn Sỹ Thủy cũng là những người có dáng hình nhỏ thó nhưng chơi bóng đầy kỹ thuật và không kém phần quyết liệt. Đáng tiếc sự nghiệp của Sơn và Thủy không được thăng hoa như của Hùng.

Văn Sỹ Hùng, Văn Sỹ Sơn, Văn Sỹ Thủy, SLNA, Vleague

Nhắc tới anh em nhà Văn Sỹ, người ta không thể nào quên những cầu thủ nhỏ con nhưng chơi bóng đầy tinh quái, tung hoành sân cỏ Việt Nam một thời. Thật khó để có thể tìm ra gia đình thứ hai có truyền thống bóng đá sâu đậm và có đóng góp lớn như nhà Văn Sỹ.

Quyết sống mái với trái bóng tròn

Năm 2004, dòng họ nhà Văn Sỹ rơi vào khó khăn khi các thành viên người thì giải nghệ, người thì bị thất nghiệp. Một quyết định mang tính cách mạng đã được đưa ra.

Ông Chi và vợ quyết định bán đất ở Quỳnh Lưu, bán nhà ở Vinh và huy động vốn liếng của mình và các con. Được khoảng trên 2 tỷ đồng, gia đình nhà Văn Sỹ thuê đất, xin được cấp phép để mở Công ty Đào tạo bóng đá trẻ, lúc này Văn Sỹ Thủy làm Giám đốc.

BHL gồm ông Văn Sỹ Chi, Văn Sỹ Hùng, Văn Sỹ Linh và thuê 2 thầy tốt nghiệp Đại học TDTT. Lò đào tạo bóng đá trẻ mang tên VST sau đó được Hà Nội T&T mua lại, đổi tên thành Công ty đào tạo bóng đá trẻ VSH T&T (trụ sở tại Cửa Lò, Nghệ An). Đây là trung tâm đào tạo nhân lực cho Hà Nội T&T rất có uy tín những năm qua.... Sầm Ngọc Đức cũng là một trong những sản phẩm thành công mà nhà Văn Sỹ đã phát hiện và đào tạo từ những bước đầu.

Cho đến giờ, gia đình nhà Văn Sỹ vẫn gắn bó với trái bóng tròn, họ đã sống nghề, tử nghiệp như vậy đấy.

Thông tin sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.

Văn Sỹ Hùng Văn Sỹ Sơn Văn Sỹ Thủy SLNA Vleague
Xem thêm